Gõ lệnh: UNITS sẽ xuất hiện hộp thoại DrawingUnits
Các thông số chọn là :
- Length: Decimal (milimet)
- Angle: Deg/Min/Sec ( Độ phút giây)
- Precision: chọn 0
- Drag and Scale: Milimeters
- Chiều quay: ngược chiều kim đồng hồ ( không chọn clock wise)
- Derection: East
Cuối cùng nhấn OK là ta đã chọn xong đơn vị đo. :p
1.2Giới hạn bản vẽ: (Lệnh: MVSETUP; LIMITS )
Gõ lệnh MVSETUP -Tiểu Bảo sẽ hỏi bạn ( Enable paper space ? ) - Chọn No
- Tiểu Bảo tiếp tục hỏi (Enter Units Type? ) - Chọn Metric
Xuất hiện Autocad text Windown
- Enter the scale factor: ( tỷ lệ bản vẽ chọn bản vẽ 1/100) : 100 - Enter the paper width: ( Chiều rộng của khổ giấy chọn khổ giấy A4) : 297 - Enter the paper height: ( Chiều cao của khổ giấy chọn khôt giấy A4) : 210
=> Nhấn Enter là bạn đã hoàn thiện quá trình chọn giới hạn bản vẽ (Với khung giấy A4, tỉ lệ bản vẽ 1/100).
Bảng liệt kê khổ giấy theo đơn vị mm:
Ao: 1189x841 1 inch = 1"=25,4mm
A1: 841x594 1 foot=1'=12"=304,8mm
A2: 594x420
A3: 420x297
A4: 297x210
* Các Lệnh vẽ cơ bản:
2.1.Vẽ đoạn thẳng: (Lệnh: LINE):
a/ Công dụng: để vẽ các đối tượng là đoạn thẳng
b/ Nhập lệnh: Line hoạc L c/ Cú pháp lệnh:
- Command: L
- LINE Specify first point: (Chọn điểm P1 bất kỳ làm điểm thứ 1)
- Specify next point or [Undo]: ( Chọn điểm P2 hoạc đáp U )
- Specify next point or [Close/Undo]: (Chọn điểm tiếp theo hoạc đáp C, U)
+ Đáp Close : Đóng kín đường gấp khúc
+ Đáp Undo : Huỷ bỏ một đoạn vừa vẽ
* Các bước chuẩn bị bản vẽ (tiếp):
Khi bạn dùng đến phiên bản cad2007 thì không còn phải chọn các tuỳ chọn ngay lúc đầu về bản vẽ, acad cho phép ta truy nhập trực tiếp không gian 3D hoạc không gian 2D.
Chúng ta thì tất nhiên là làm việc trên không gian 2D rồi hihi
=> Chọn File => New => Trên Select Template chọn acad.dwt, mấy thứ khác các bạn tự tìm hiểu nha hihi.
Các bước chuẩn bị một không gian vẽ IZO
Bước I : Các bạn sử dụng lệnh (1.1 Định dạng đơn vị bản vẽ và 1.2 Giới hạn bản vẽ) mà mình đã giới thiệu ở phần trước roài nha.
Bước II:Text Style - Toolbar --> Format - -> Text Style;
- Trên màn hình sẽ xuất hiện một bảng Text Style;
Trong phần Style Name chọn New rồi lấy một tên nào mà bạn thích
Tiếp đến là chọn Font chữ ( Riêng phần Height bạn để ở 0.0000).
Bước III: Dimension Slyle Manager
- Toolbar --> Format - -> Dimension Slyle Manager ;
- Trên màn hình sẽ xuất hiện một Dimension Slyle Manager Bạn chọn New => Chọn một cái tên mà bạn thích Tiểu Bảo chọn là Dim 1-1 :p, Start chọn theo mặc định của Autodest là STANDARD (các phần khác giữ nguyên) => Continue => Xuất hiện New Dimension Slyle Dim 1-1 Trong hộp thoại Dimension Slyle bạn điều chỉnh các thông số cần thiết sau: Lines: - các thông số trong mục này bạn có thể tuỳ chọn theo ý mình, chúng điều chỉnh các thông số của đường gióng kích thước, Symboys and Arrows: - các thông số trong mục này các bạn cũng có thể tự tìm hiểu, có gì thì PM cho Tiểu Bảo nha hihi, các thông số này cũng điều chỉnh về đường kích thước... Text: - Text style: bạn chọn kiểu chữ mà bạn vừa tạo ở trên,
- Text height: với bản vẽ tỉ lệ 1/100 bạn lên chọn là 150 - 250 là vừa ( Ghi chú: khi các bạn tạo Text Style bạn để height là 0.00 thì khi vào Dimension Slyle bạn có thể chọn chiều cao chữ theo ý mình, nếu bạn để height trong phần text style bạn chọn bao nhiêu thì sau này sẽ ko thay đổi trong Dimension Slyle, và khi vào phần nâng cao sẽ rất khó sử dụng okie )
- Vertical: chọn Above
- Horizontal: Centered
- Offset fromdimline: là khoảng cách từ đường kích thước tới chữ : bạn chọn 50 - 100 là vừa tuỳ vào tỷ lệ bạn chọn.
- Text Alignment: bạn lên chọn Aligned with Dimmnsion lines Primany Units: - Units Fomat: cái này các bạn chọn Decimal, vì phần trước chúng ta cũng chọn Decimal cho phần đơn vị trong bản vẽ.
- Precision: chọn 0
=> các thông số còn lại các bạn tự điều chỉnh nếu cài nào ko biết có thể giữ nguyên hoạc PM lên diễn đàn để TB dễ dàng hướng dẫn . sau khi chọn xong tất cả theo ý mình bạn nhấn OK => tiếp đó nhấn SetCurrent để chấp nhận Dim Style mà bạn vừa tạo ra.
Chú ý:phần quan trọng nhất trong Dimension Slyle là Scale factor trong thư mục Primany Unitscái này thì bình thường các bạn có thể không cần thay đổi, nhưng là một Pro Cad Design các bạn lên biết và phải biết.
- Công dụng của Scale factor tạo các Dimension Slyle (DT) theo các tỷ lệ khác nhau. Và khi đó việc vẽ nhiều tỷ lệ trong cùng một bản Cad không còn là chuyện khó nữa. còn về việc tạo DT thì các bạn có thể làm theo cách tạo DT bình thường như trên. nhưng khi chọn New DT bạn phải chọn Start With là kiểu Dim nào mà bạn muốn bắt đâu. Ví Dụ: Tôi tạo kiểu Dim đầu tiên là: Dim 1-1 với tỷ lệ 1/100 (như hướng dẫn trên) Tiếp theo để tạo một Dímtyle với tỷ lệ 1/50 ( cùng một bản Cad nhưng to gấp đôi) = Chọn New => chọn tên DT là Dim 1-2; chọnStart with là Dim 1-1 (bên trên) => Continue => Primany Units => Scale factor => chọn thông số là 1/2 hoạc 0,5 hihihih => nhấn OK => Set current => Close vậy là bạn đã bước đầu hoàn thành công việc tạo các Dim style để phục vụ cho một bản vẽ Pro mà bạn sắp thực hiện.
* Các Lệnh vẽ cơ bản ( Tiếp )
2.2Vẽ nửa đường thẳng ( Lệnh: RAY )
a/ Công dụng: để vẽ đối tượng là nửa đường thẳng ( Đường giới hạn một đầu )
b/ Nhập lệnh: RAY ( hoạc dùng lệnh L như phần trên TB đã nói đến ) c/ Cú pháp lệnh:
Command line: Ray <Enter>
Specify start point: điểm bắt đầu P1
Specify through point: điểm đi qua P2
Specify through point: điểm đi qua tiếp P3, P4,...
Bạn có thể vẽ bao nhiêu đường tuỳ thích,điểm khác biệt của lệnh RAY với lệnh Line là bạn có thể vẽ một đường thẳng giới hạn một đầu, còn đầu kia thì dài vô hạn. đây là một lệnh rất hữu ích cho việc vẽ hình chiếu cạnh. các bạn chú ý tìm hiểu nha.
(còn tiếp)
* Các Lệnh vẽ cơ bản ( Tiếp )
2.3. Vẽ đường tròn ( Lệnh Circle)
a/ Công dụng: vẽ đối tượng là đường tròn
b/ Nhập lệnh: gõ lệnh Circle hoạc C
c/Cú pháp lệnh:
Command: C
CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]:
Từ đây ta có các cách vẽ đường tròn sau: 1. vẽ đường tròn bằng tâm và bán kính ( Center and radius )
Command: c
CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Nhập toạ độ tâm
Specify radius of circle or [Diameter]: Cho bán kính ( hoạc đáp D để cho đường kính)
=> vậy là chúng ta có đường tròn thứ 1 2.vẽ đường tròn qua 3 điểm: 3P
Command: c
CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: 3P
Specify first point on circle: cho điểm thứ 1
Specify second point on circle: cho điểm thứ 2
Specify third point on circle: cho điểm thứ 3
=> vậy là chúng ta đã vẽ được hình tròn thứ 2 :p 3. Vẽ đường tròn qua 2 điểm ( 2 đầu mút của đường kính): cái này cũng tương tự như lệnh trên. ta đáp 2P ( các bạn tự tìm hiểu tiếp nha ) 4.Vẽ đường tròn tiếp xúc với 2 đường Line và bán kính R :
Command: c
CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Ttr
Specify point on object for first tangent of circle: Chọn đường thứ nhất mà đường tròn tiếp xúc, lưu ý chọn điểm càng gần điểm tiếp xúc càng tốt
Specify point on object for second tangent of circle: Chọn đường thứ 2 mà đương tròn tiếp xúc lưu ý chọn điểm càng gần điểm tiếp xúc càng tốt
Specify radius of circle: nhập bán kính đường tròn cần vẽ.
=> vậy là chúng ta vẽ được đường tròn thứ 3 5. Vẽ đường tròn qua 3 đường Line cũng tương tự nhưng khi nhập lệnh ta làm như sau:
Trên thanh công cụ: Draw => Circle => Tan, Tan, Tan
làm tương tự phần 4 nhưng giai đoạn cuối ta ko nhập bán kính mà chọn điểm tiếp xúc của đương Line thứ 3.
Vậy là chúng ta đã làm quen thêm một lệnh mới Circle. các bạn tìm hiểu kỹ chút nha, đây cũng là một lệnh căn bản đó.